Bí quyết phối màu trong thiết kế nội thất văn phòng bạn nên biết

Việc phối màu trong thiết kế nội thất rất quan trọng, đặc biệt là với văn phòng. Bởi nó không chỉ tạo nên sự hài hòa, tinh tế, tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới tâm trạng, cảm xúc của nhân viên, khách hàng khi tới bất kỳ công ty nào. Tuy nhiên, cách phối màu sắc sao cho hợp lý thì không hề đơn giản và dễ dàng, không phải ai cũng nắm được.

Đừng lo, Nội thất Ánh Phát sẽ giúp bạn biết cách ứng dụng màu sắc thiết kế nội thất văn phòng làm việc của mình một cách hiệu quả, khoa học nhất.

Vai trò của màu sắc trong thiết kế nội thất văn phòng

Trong thiết kế nội thất văn phòng, việc sử dụng màu sắc hài hòa sẽ tạo nên nét nghệ thuật và sự tinh tế cho không gian sống. Tuy nhiên, chúng ta không nên phối màu theo cảm tính hoặc sở thích cá nhân. Điều này sẽ khiến màu sắc văn phòng trở nên lòe loẹt hoặc nhàm chán. Việc phối màu trong thiết kế nội thất sẽ dựa theo nguyên tắc để đảm bảo những màu sắc sử dụng khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra không gian lý tưởng.

Bí quyết phối màu trong thiết kế nội thất văn phòng bạn nên biết - Hình 1

Bạn có thể áp dụng 3 nguyên tắc phối màu dưới đây:

  • Định hướng hình ảnh, cảm xúc cho không gian làm việc
  • Truyền tải thông điệp, cá tính cho doanh nghiệp
  • Cơ sở để lựa chọn màu sắc, chất liệu, họa tiết trang trí văn phòng

Nguyên tắc phối màu trong thiết kế hiệu quả

Quy tắc phối màu 60 – 30 – 10

Đây là quy luật được áp dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất. Quy tắc này tạo ra sự cân bằng cho màu sắc nhưng vẫn có được điểm nhấn đặc sắc. Bạn có thể hiểu đơn giản là: Màu chính chiếm 60%, màu phụ là 30% và màu phụ nhỏ là 10%, cụ thể:

– 60% diện tích được sử dụng để sơn màu sắc chủ đạo cho không gian: Đây có thể là màu sắc chính của thương hiệu, logo công ty của bạn. 

– 30% diện tích được sử dụng cho một màu sắc phụ: Nhóm màu này tạo ra sự cân bằng và làm nổi bật cho gam màu chính.

Do đó, màu này thường tương phản, đối lập với màu sắc chủ đạo để tạo ra điểm nổi bật, giúp không gian làm việc trở nên thu hút hơn.

– 10% diện tích được sử dụng cho một màu sắc tương phản nữa, để tạo điểm xuyết cho không gian.

Bí quyết phối màu trong thiết kế nội thất văn phòng bạn nên biết - Hình 2

Đây là màu sắc nổi bật nhất trong không gian, thường được sử dụng cho các chi tiết nhỏ hoặc phụ kiện trang trí như kệ tủ, ghế sofa, đèn, rèm, bình hoa,…

Quy tắc 60-30-10 rất dễ áp dụng cho tất cả các văn phòng. Với việc áp dụng quy luật này, không chỉ giúp không gian văn phòng trở nên hài hòa và thẩm mỹ, mà còn tạo ra sự cân bằng cho mắt khi nhìn vào không gian.

Phối màu đơn sắc

Nghe qua thì có thể đây là cách phối màu trong thiết kế nội thất đơn giản. Thế nhưng, đây lại là quy tắc xu hướng trong những năm gần đây được nhiều văn phòng hiện đại áp dụng. 

Theo nguyên tắc này, chúng ta chỉ sử dụng một màu duy nhất hoặc các tông màu tương đồng của một màu để trang trí nội thất. Một màu đơn sắc nhưng không có nghĩa là nhàm chán, chúng ta có thể lựa chọn nhiều tông màu khác nhau, từ nhạt đến đậm sao cho cân đối với không gian nội thất.

Bí quyết phối màu trong thiết kế nội thất văn phòng bạn nên biết - Hình 3

Phối màu tương đồng

Đây là cách sử dụng những gam màu tương đồng trên bảng màu để tạo ra sự thống nhất. Thông thường, sẽ sử dụng gam màu từ nhạt đến đậm để tạo nên thiết kế hiện đại cho không gian nội thất.

Việc sử dụng các màu tương đồng nhau sẽ giúp tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian nội thất, đồng thời giúp tăng cường cảm giác thư giãn, giảm bớt sự đơn điệu.

>>> Xem Thêm: Mua bàn ghế giám đốc cao cấp giá rẻ theo yêu cầu 

Phối màu tương phản

Bí quyết phối màu trong thiết kế nội thất văn phòng bạn nên biết - Hình 4

Khi sử dụng những gam màu đối nghịch nhau sẽ tạo ra một không gian độc đáo, ấn tượng cho người nhìn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý việc sử dụng quá nhiều màu tương phản có thể làm cho không gian trông rối mắt và khó chịu. Do đó, nên giới hạn việc sử dụng màu tương phản và kết hợp chúng với các màu trung tính hoặc màu sắc tương tự để làm giảm thiểu sự tương phản.

Lưu ý khi lựa chọn màu sắc để thiết kế nội thất văn phòng

Ngoài việc áp dụng các quy tắc phối màu trong thiết kế nội thất, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn màu sắc dưới đây:

  • Hạn chế việc sử dụng quá nhiều màu rực rỡ
  • Tuyệt đối không lạm dụng quá nhiều màu trắng
  • Tránh sử dụng các màu nội thất quá tối
  • Tránh sử dụng nội thất một màu
  • Đừng vội vàng chạy theo xu hướng
  • Không quan tâm tới sàn nhà, trần nhà

Ý nghĩa của một số màu sắc trong thiết kế nội thất văn phòng

Bí quyết phối màu trong thiết kế nội thất văn phòng bạn nên biết - Hình 5

Màu đỏ: Là biểu tượng của sự đam mê cháy bỏng, nhiệt huyết, sức mạnh và sự lôi cuốn. Đây là màu rực rỡ và nổi bật nên thường được sử dụng làm điểm nhấn trong không gian nội thất. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng màu đỏ một cách có tính toán, bởi nó có thể làm tăng cảm giác căng thẳng và áp lực.

Màu xanh: Màu xanh là màu tượng trưng cho hòa bình, màu yêu thích của nhiều công ty trên thế giới vì theo nghiên cứu nó là yếu tố thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên. Các nhà nghiên cứu tin rằng màu xanh lam có thể tạo nên một môi trường làm việc ổn định, giúp nhân viên làm việc tập trung, hiệu quả.

Bí quyết phối màu trong thiết kế nội thất văn phòng bạn nên biết - Hình 6

Màu trắng: Dù ở bất kỳ không gian nào thì màu trắng thường làm chúng ta liên tưởng đến sự sạch sẽ, tươi mới và hiện đại. Nó phù hợp trong không gian rộng mở và khi được kết hợp với các màu sắc nổi bật khác sẽ tạo ra sự cân bằng giúp làm sáng tổng thể văn phòng. 

Màu đen: Biểu tượng của sự quyền lực và sang trọng. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng màu đen một cách khoa học, bởi nó có thể tạo ra cảm giác u tối cho không gian. Bạn có thể sử dụng màu đen để làm điểm nhấn bổ sung cho các màu sắc khác, giúp văn phòng đạt được sự cân bằng giữa màu sắc và tính thẩm mỹ của không gian làm việc.

Màu xám: Đây là gam màu trung tính, tạo cho mắt người nhìn sự tinh tế. Các tông màu xám nhạt có thể tạo ra bầu không khí êm dịu và yên bình, trong khi các tông màu xám đậm sẽ tạo nên không gian năng lượng, cảm xúc hơn khi làm việc.

>>> Xem Thêm: Thanh lý bàn ghế phòng họp giá rẻ 

Tin Liên Quan